Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Xây dựng tổng đài IP-PBX tận dụng SIP Trunk từ nhà cung cấp dịch vụ

Xây dựng tổng đài IP-PBX tận dụng SIP Trunk từ nhà cung cấp dịch vụ


Hiện nay, việc đầu tư xây dựng một tổng đài IP-PBX ( tổng đài IP ) không còn là một vấn đề gây khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp về mặt triển khai cũng như bài toán đáp ứng kỹ thuật.
Tuy nhiên, việc chọn lựa mô hình nào và tận dụng hạ tầng thoại, tổng đài PABX ( tổng đài nội bộ ) hiện hữu thì đòi hỏi việc chọn lựa những giải pháp tương ứng cho việc tối ưu hoá chi phí đầu tư và hiệu quả sử dụng. Công nghệ VoIP phát triển từng ngày từng giờ, do đó bài toán đặt ra là chi phí đầu tư phải mang lại hiệu quả lợi ích công việc, đi đôi với khấu hao thiết bị phù hợp với xu thế phát triển công nghệ. Chúng tôi cũng đưa ra một giải pháp tham khảo về việc Xây dựng một hệ thống tổng đài IP-PBX dựa trên việc tận dụng các tiện ích dịch vụ sẳn có của các Nhà cung cấp Dịch vụ SIP, phần nào tiết kiệm chi phí đầu tư, cũng như hiểu thêm một số mô hình hệ thống VoIP có thể áp dụng phù hợp cho hiện trạng của hệ thống.
Giải pháp này rất hữu ích cho các Doanh nghiệp, tổ chức,... mong muốn xây dựng mới một tổng đài IP-PBX và mở rộng thêm đầu số dịch vụ, ngoài ra việc tận dụng lại tổng đài PABX sẳn có nên căn cứ vào nhu cầu hiện trạng và khả năng sử dụng mở rộng trong tương lai.
Các trường hợp sau đây cần tham khảo trước khi quyết định có nên tận dụng lại tổng đài PABX hiện trạng hay thay thế hoàn toàn:
1. Số lượng người dùng đầu cuối Analog phone lớn hơn > 64 người. (Có thể tận dụng lại hạ tầng line thoại và số analog phone) 
2. Thói quen người dùng vẫn quen với cách sử dụng các thiết bị Analog phone. (có thể tận dụng và thay thế dần dần bằng các IP Phone vì xu hướng các thiết bị IP Phone ngày càng rẻ hơn và ứng dụng nhiều hơn) 
3. Chi phí đầu tư ban đầu số lượng IP Phone thay thế hoàn toàn cho Analog phone là một con số chi phí không nhỏ. 
4. Chi phí đầu tư tổng đài PABX chưa khấu hao hết và khá cao so với đầu tư hệ thống IP-PBX mới 
5. Chưa có nhu cầu hoặc chưa cần sử dụng các tiện ích ứng dụng công nghệ cao trên nền tảng VOIP. 
6. Chi phí thuê bao Dịch vụ SIP hàng tháng vẫn rẻ hơn chi phí kéo các line CO về. Tuy nhiên các đầu số đã có nhiều năm hoạt động và có một lượng khách hàng đáng kể. Việc thay đổi đầu số sẽ gây thất thoát khách hàng và chi phí quảng cáo lại khá tốn kém. 
7. Số lượng đầu số cung cấp không giới hạn, và có thể trượt hoặc sử dụng nhóm dãy số mà không phụ thuộc hạ tầng kéo ISDN hay PSTN, E1/T1/J1. Tuy nhiên, đầu số cung cấp phụ thuộc vào các Nhà cung cấp Dịch vụ. Ví dụ như của FPT: đầu số 7300 XXXX, ...
8. Ngoài ra còn nhiều yếu tố phát sinh khác
THEGIOITONGDAI đề xuất 02 giải pháp cơ bản về Xây dựng tổng đài IP-PBX tận dụng Dịch vụ SIP của các Nhà cung cấp Dịch vụ Viễn thông là giải pháp theo mô hình hệ thống IP-PBX không tận dụng hệ thống tổng đài PABX và mô hình hệ thống IP-PBX tận dụng hệ thống tổng đài PABX.

Mô hình hệ thống IP-PBX không tận dụng hệ thống đài PABX củ

Đối với mô hình này, việc tận dụng tài khoản SIP từ nhà cung cấp Dịch vụ Viễn thông FPT thay thế cho việc kết nối với các line Trung kế CO, E1/T1/J1, Bri từ Nhà cung cấp Viễn thông qua các Card Asterisk (cài đặt trong mô hình tổng đài Asterisk) hay qua các Module gắn trong, các thiết bị đặt ngoài: FXO, E1/T1/J1, Bri,... (trong các tổng đài của các hãng Siemens, Panasonic, Nec, Alcatel,...), chi phí thuê tài khoản SIP tính theo thuê bao hàng tháng và chi phí Outbound ra ngoài (không giới hạn số lượng thoại đồng thời gọi vào) thường tiết kiệm hơn chi phí thuê trực tiếp các line CO, luồng E1/T1/J1 kéo về..
Mô hình hoạt động 01 chi nhánh: 
Thay vì sử dụng các CO line, E1/T1/J1/Bri cung cấp trực tiếp từ các Nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông thì sử dụng Tài khoản SIP được cung cấp từ Nhà Cung cấp Dịch Vụ Viễn Thông FPT qua đường truyền Internet ADSL , FTTH và đăng ký trong Tổng đài Asterisk hay các tổng đài IP-PBX như các dòng Siemens Hipath 3000/4000/..., Panasonic, Nec, ... Các đầu cuối sử dụng có thể là các IP Phone, Softphone hoặc có thể là các Analog Phone (chỉ dùng cho các tổng đài IP-PBX dạng Hybrid như Siemens 3000, ...).


Ngoài ra, khi mở rộng nhiều chi nhánh thì việc kết nối đa site cũng rất thuận tiện, có thể tận dụng tổng đài IP-PBX ở chi nhánh 01 hoặc dùng thêm tổng đài IP-PBX ở chi nhánh khác.


1. Ưu điểm:

+ Tiết kiệm chi phí đầu tư các Card Asterisk , các thiết bị Voice Gateway đặt bên ngoài, giao tiếp với các Trung kế từ Nhà cung cấp Dịch Vụ Viễn Thông. 
+ Việc giao tiếp với các hệ thống Viễn Thông bên ngoài thông qua Dịch Vụ SIP từ Nhà cung cấp Dịch Vụ SIP FPT theo đường Internet. 
+ Khả năng tương tác với các hệ thống IP Centrex bên ngoài khá cao và giảm chi phí tương tác theo truyền thống thông thường. 
+ Toàn bộ hệ thống đều sử dụng thiết bị IP Phone nên đồng nhất và quản lý dễ dàng.
+ Sử dụng thuận tiện, tránh các định tuyến phức tạp khi Hybrid giữa hệ thống PABX củ và IP-PBX mới. 
+ Tận dụng đầy đủ các chức năng cơ bản và nâng cao của tổng đài IP-PBX mà tổng đài PABX không thể đáp ứng được. 
+ Tận dụng khả năng mở rộng kết nối đa chi nhánh, tiết kiệm chi phí cước liên thông mạng qua các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Viễn Thông trung gian. (Đi theo đường Internet, Wan/Lan, Leased line,...) 
+ Nếu đối với một doanh nghiệp đang sử dụng một tổng đài PABX nhỏ hoặc đã khấu hao tương đối hoàn toàn thì việc không tận dụng lại để tránh việc sử dụng phức tạp và sử dụng hết công năng của một hệ thống tổng đài IP-PBX. (thường thì dạng hỗn hợp Hybrid cả 02 hệ thống IP-PBX và PABX sẽ không tận dụng hết công năng của mộttổng đài IP-PBX trừ khi tổng đài đó hỗ trợ Hybrid cho cả 02 dạng). 
+ Loại bỏ các hạ tầng line thoại chằn chịt và phức tạp, xác suất sai số và nhiễu cao, thi công khó khăn và tốn kém. 
+ Có thể dùng Softphone cài đặt trên Desktop, PC, Laptop, Smartphone,... thay thế cho các thiết bị IP Phone phần cứng. 
+ Lợi ích của tổng đài IP-PBX 

2. Khuyết điểm:

+ Mất chi phí đã đầu tư tổng đài PABX nếu không tận dụng lại vì các yếu tố khách quan và hiệu suất của cả hệ thống. 
+ Chi phí đầu tư ban đầu khá cao do phải đầu tư các IP Phone. 
+ Đầu số phụ thuộc Nhà cung cấp Dịch vụ SIP. Ví dụ đối với FPT là 7300 XXXX,... 
+ Yêu cầu đường truyền Internet ADSL được cung cấp bởi FPT hoặc nếu từ nhà cung cấp dịch vụ khác bắt buộc từ chuẩn FTTH hay FTTx trở lên .

Mô hình hệ thống IP-PBX tận dụng hệ thống đài PABX củ

Đối với mô hình này, chúng tôi luôn lấy tổng đài IP-PBX làm Primary cho hệ thống, tổng đài PABX sẽ là nhánh Ext trong hệ thống qua một bộ thiết bị Voice Gateway. Trong mô hình này chúng tôi sử dụng thiết bị Voice Gateway AudioCodes làm bộ chuyển đổi giữa hệ thống Voice Analog sang Voice IP.


1. Ưu điểm:

+ Giữ được các đầu số củ của nhà cung cấp trước đó. 
+ Tận dụng hạ tầng line thoại và chi phí tổng đài PABX đã đầu tư. 
+ Sử dụng được cả hệ thống Analog và IP. 
+ Lợi ích của tổng đài IP-PBX 

2. Khuyết điểm:

+ Việc tận dụng cả 02 hệ thống đòi hỏi việc quản trị khá phức tạp và người dùng cuối phải được hướng dẫn chi tiết. 
+ Yêu cầu đường truyền Internet ADSL được cung cấp bởi FPT hoặc nếu từ nhà cung cấp dịch vụ khác bắt buộc từ chuẩn FTTH hay FTTx trở lên .
Tương tự, khi mở rộng nhiều chi nhánh thì việc kết nối đa site cũng rất thuận tiện, có thể tận dụng tổng đài IP-PBXở chi nhánh 01 hoặc dùng thêm tổng đài IP-PBX ở chi nhánh khác.

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức luôn có nhu cầu và hiện trạng hệ thống khác nhau. Do đó, cần tư vấn và tham khảo xây dựng hệ thống tổng đài VoIP tối ưu, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét